Tổng quan về Chỉ số HHI và Phân tích từ Báo cáo Thường niên của Cục Quản lý Cạnh tranh (2021-2023)
1. Hiểu về HHI và Vai trò của nó trong Luật Cạnh tranh tại Việt Nam Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI)
Vào ngày 4 tháng 11 năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 2544/QĐ-BKHĐT, thông qua các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (“DNNVV”) và các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (“PPP”) thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Những cải cách này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia vào các quỹ khởi nghiệp sáng tạo, cũng như các dự án PPP.
Đối với DNNVV, các phương án tập trung chủ yếu vào việc phân cấp thẩm quyền, giảm bớt hồ sơ, thủ tục, loại bỏ các bước không cần thiết và triển khai hệ thống thông báo trực tuyến áp dụng đối với một số thủ tục liên quan đến quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo như thông báo thành lập, thông báo tăng, giảm vốn góp, thông báo giải thể... Cụ thể:
Ví dụ: Điều lệ sửa đổi đã được đề xuất loại bỏ trong thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định hiện hành.1
Các phương án đơn giản hóa về thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình thẩm định, phê duyệt và ra quyết định đầu tư. Các điều chỉnh quan trọng bao gồm:
Ví dụ: Thủ tục thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn thuộc trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP được đề xuất cắt giảm so với quy định hiện hành. 2
Ví dụ: Đối với thủ tục thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt dự án PPP, việc tổ chức lập hồ sơ mời thầu được cho phép tiến hành trong quá trình chuẩn bị dự án thay vì chỉ được thực hiện sau khi phê duyệt dự án như quy định hiện hành.3
Những phương án được đề xuất trong Quyết định số 2544/QĐ-BKHĐT sẽ là cơ sở để sửa đổi các quy định liên quan tại Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, Luật đầu tư theo phương thức PPP số 64/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020 và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư theo phương thức PPP, từ đó nhằm tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, thống nhất. Khi các thay đổi này có hiệu lực, các DNNVV và nhà đầu tư dự án PPP cần cập nhật kịp thời, tận dụng cơ hội tiết kiệm chi phí và giảm bớt gánh nặng hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Lưu ý: Bản tin này chỉ mang tính chất cập nhật chung và không phải là ý kiến tư vấn của chúng tôi cho một trường hợp cụ thể, tổ chức hoặc bất kỳ cá nhân nào. Nếu quý vị cần thêm thông tin về vấn đề này hoặc sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ chúng tôi cho trường hợp cụ thể của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
1 Mục 2.1 Phần I của Quyết định số 2544/QĐ-BKHĐT, Điều 12.4 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
2 Mục 1.1 Phần II của Quyết định số 2544/QĐ-BKHĐT; Điều 13 Luật đầu tư theo phương thức PPP số 64/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020
3 Mục 3.1 Phần II của Quyết định số 2544/QĐ-BKHĐT; Điều 11.1(c) Luật đầu tư theo phương thức PPP số 64/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020
Tác giả:
Đức Anh Nguyễn: LS Cộng sự cao cấp, Dentons Luật Việt
Cường Phạm: LS Tập sự, Dentons Luật Việt