Ngày 30/9/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) ban hành một số Thông tư nhằm điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi ngân hàng áp dụng đối với tổ chức tín dụng (“TCTD”), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tính đến tháng 10 năm 2024, Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 1.400 dự án, với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã triển khai 92 dự án mới, với tổng vốn gần 139 triệu USD, tập trung vào công nghệ và năng lượng.
Quyền khởi kiện phái sinh là một cơ chế pháp lý quan trọng cho phép cổ đông hoặc thành viên góp vốn khởi kiện nhân danh công ty khi người quản lý hoặc cá nhân có liên quan vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Nguồn bài viết: Bài viết này được chúng tôi dịch lại từ cuốn Corporate Counsel's Handbook, của tác giả Vira Vallee. Bạn đọc có thể tìm đọc bản gốc bằng tiếng Anh.
Nhiệm vụ của phòng pháp chế là đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được an toàn, không vi phạm pháp luật và tuân thủ với các quy định hiện hành, bằng cách cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng với chi phí hợp lý. Một công việc quan trọng của phòng pháp chế là thúc đẩy việc gặt hái các mục tiêu và lợi nhuận của doanh nghiệp, bằng cách biến những luật sư thành những thành viên chủ động và được trọng dụng.
Để xác định các công việc của luật sư nội bộ, ta có thể tham khảo khảo sát của KPMG về các lĩnh vực làm việc chính của nghề này. Theo khảo sát, các lĩnh vực được thực hiện bởi đội ngũ luật sư nội bộ bao gồm: đảm bảo tuân thủ pháp luật, tranh tụng, quản lý hợp đồng, nghiên cứu quy định pháp luật, cơ cấu doanh nghiệp, và những lĩnh vực khác.[1]
Các cơ sở đào tạo luật thường không chuẩn bị cho các luật sư mới hành nghề về những thách thức của công việc hằng ngày. Hầu hết các luật sư nội bộ gia nhập doanh nghiệp sau khi đã có kinh nghiệm ở các văn phòng luật. Tuy nhiên, luật sư làm việc tại văn phòng luật thường có chuyên môn cao hơn so với các luật sư nội bộ - những người phải đối mặt và giải quyết nhiều rủi ro pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi cân nhắc chuyển từ làm việc trong văn phòng luật sang làm việc trong doanh nghiệp, các luật sư cần hiểu rằng điều này đồng nghĩa với sự thay đổi đáng kể về nhiệm vụ, ưu tiên và môi trường làm việc.
Luật sư nội bộ và Luật sư làm việc tại văn phòng luật có những vai trò khác nhau như sau:
Kỳ vọng của Doanh nghiệp
Luật sư nội bộ cần luôn ghi nhớ rằng khách hàng của họ chính là doanh nghiệp. Do đó, luật sư nội bộ cần xây dựng tinh thần trung thành với tập thể và cam kết vì thành công chung của doanh nghiệp.
Vậy, doanh nghiệp kỳ vọng gì từ các luật sư nội bộ của họ?
Vai trò tạo ra giá trị
Bí quyết thành công của một luật sư nội bộ chính là được công nhận là một đối tác kinh doanh cốt lõi, đóng vai trò tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Dưới đây là các yếu tố chủ chốt định hình vai trò này:
Kỹ năng cho luật sư nội bộ thành đạt
Luật sư nội bộ thành đạt cần có những kỹ năng sau: