Tổng quan về Chỉ số HHI và Phân tích từ Báo cáo Thường niên của Cục Quản lý Cạnh tranh (2021-2023)
1. Hiểu về HHI và Vai trò của nó trong Luật Cạnh tranh tại Việt Nam Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI)
"Tôi không bao giờ muốn khách hàng nghĩ là chúng tôi đánh lừa họ" – một tuyên bố đầy cam kết của chủ tịch một tập đoàn thời trang có tiếng, nhưng tập đoàn này đã phải đối mặt với một cuộc điều tra về hành vi giả mạo xuất xứ của sản phẩm lụa. Điều này không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, mà còn là một sự lừa đảo trực tiếp đối với người tiêu dùng.
Thuật ngữ "đạo đức kinh doanh" đã tồn tại và phát triển từ lâu đời. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa về "đạo đức kinh doanh", trong đó giáo sư Phillip V.Lewis của trường đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ đã đưa ra một định nghĩa ấn tượng: "Đạo đức kinh doanh là tất cả những nguyên tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định".
Đi ngược lại với định nghĩa đó, doanh nghiệp hiện nay lại đang có biểu hiện vi phạm vô cùng nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Các doanh nghiệp sẵn sàng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng,…thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người. Một Đại biểu Quốc hội cũng đã phải lên tiếng rằng: "Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế". Doanh nghiệp sẵn sàng xem thường sức khỏe, tính mạng con người thông qua việc làm giả thực phẩm, nhuộm thực phẩm bằng hóa chất độc hại, bảo quản thực phẩm bằng hàn the, Formaldehyde để tạo độ dai, giòn và hàng vạn cách khác để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Theo ông Trần Đáng – Nguyên Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm đánh giá thực phẩm giả có thể chứa các chất độc nếu hàm lượng cao gây ngộ độc cấp tính, hàm lượng thấp gây ngộ độc mạn tính.
Ngoài ra, trong lĩnh vực bất động sản, các chủ đầu tư cũng có thể bán các sản phẩm kém chất lượng. Dù được cam đoan đạt tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh, kết cấu tòa nhà, ... nhưng thực tế khi bàn giao, các sản phẩm này thường không đáp ứng hiệu quả như mong đợi trong việc phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh, vệ sinh, điện, nước, bảo vệ,... Một ví dụ điển hình: năm 2018, hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy tại một chung cư ở thành phố Hồ Chí Minh đã dẫn đến hỏa hoạn và gây thiệt mạng cho nhiều người.
Để phòng ngừa và ngăn chặn các sai phạm nói trên, Luật sư nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và quản trị các rủi ro pháp lý tiềm ẩn. Họ đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế, giấy phép kinh doanh, hoạt động đầu tư và quản trị doanh nghiệp. Từ đó giúp các doanh nghiệp đề ra kế hoạch, phương hướng phát triển và kịp thời xử lý các vấn đề liên quan. Ngoài ra, chính các luật sư nội bộ cũng góp phần ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng như đưa ra các tư vấn pháp lý liên quan đến bản quyền, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - hai lĩnh vực đang được các doanh nghiệp chú trọng.
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, luật sư nội bộ cũng là nhân tố giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn ban đầu và tìm kiếm tổ chức hành nghề luật sư phù hợp để giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Trọng tài hoặc Trung tâm hòa giải. Với sự tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu về các lĩnh vực pháp lý liên quan, luật sư nội bộ là những cố vấn đáng tin cậy giúp doanh nghiệp hoạt động trong môi trường hợp pháp và đạt được sự phát triển bền vững.
Tuân thủ đạo đức kinh doanh là một yếu tố quan trọng của đạo đức luật sư nói chung và hoạt động luật sư nội bộ nói riêng. Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ về việc ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, do Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành vào ngày 13/12/2019, đã đề cập đến các quy tắc chung về đạo đức và các phẩm chất quan trọng của một luật sư. Dù là luật sư hoạt động trong tổ chức nào, Luật sư nội bộ không nên quá chú trọng vào lợi ích doanh nghiệp, mà còn phải đảm bảo sự độc lập và trung thực, đồng thời phải tôn trọng sự thật khách quan. Bên cạnh đó, luật sư nội bộ cần xây dựng và bảo vệ danh dự, uy tín cá nhân và đồng nghiệp, phát huy những giá trị, truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư.
Luật sư nội bộ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình mà không có sự hỗ trợ từ từng bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp.
Bộ phận pháp lý, là cầu nối giữa các bộ phận, có nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp. Bộ phận pháp lý có nhiệm vụ hướng dẫn các phòng ban khác để đảm bảo hoạt động của họ tuân thủ pháp luật. Đồng thời, các phòng ban cũng hỗ trợ cung cấp thông tin để bộ phận pháp lý theo dõi, đảm bảo kế hoạch và phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Mối liên hệ chặt chẽ này là cốt lõi để xây dựng một tổ chức tuân thủ pháp luật, nhạy bén với rủi ro pháp lý, và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.
Việc xây dựng tiêu chí đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp rất quan trọng. Các tiêu chí này thường dựa trên các chuẩn mực: tôn trọng nhân quyền, tuân thủ pháp luật, cam kết quốc tế, tôn trọng khách hàng, văn hóa địa phương, trách nhiệm cộng đồng và bảo vệ môi trường, … Những yếu tố này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp, tạo sự thống nhất trong đội ngũ nhân viên và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với khách hàng, đối tác cũng như xây dựng, phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
Luật sư nội bộ là mắt xích quan trọng trong hệ thống kiểm soát tuân thủ của doanh nghiệp. Trước những vi phạm đạo đức trong hoạt động kinh doanh, luật sư nội bộ tiếp tục phát huy tầm quan trọng của mình để khắc phục và giảm thiểu các rủi ro pháp lý khi tranh chấp xảy ra. Với sứ mệnh quan trọng này, luật sư nội bộ đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy cho tổ chức.