Tổng quan về Chỉ số HHI và Phân tích từ Báo cáo Thường niên của Cục Quản lý Cạnh tranh (2021-2023)
1. Hiểu về HHI và Vai trò của nó trong Luật Cạnh tranh tại Việt Nam Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI)
Tranh luận, thảo luận là hoạt động diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Tuy nhiên, có khi ta sẽ gặp những người có lý luận khá sắc sảo, tinh tế, tưởng như hợp logic nhưng thực tế lại là sự che đậy sự thật, xuyên tạc sự thật. Đây chính là ngụy biện trong tranh luận, được hiểu một cách cơ bản là lối lập luận quanh co, vi phạm logic nhằm làm cho người khác hiểu sai sự thật.
Đối với các luật sư nói chung và Luật sư nội bộ nói riêng, việc (vô tình) mắc phải các ngụy biện trong tranh luận, thảo luận hàng ngày với các phòng, ban, đồng nghiệp trong công ty hoặc trong quá trình đưa ra ý kiến tư vấn pháp lý là việc diễn ra khá thường xuyên mà nhiều khi các Luật sư nội bộ không nhận thức được (hoặc cố tình không nhận ra).
Dưới đây là một số lỗi ngụy biện phổ biến mà luật sư nội bộ thường mắc phải trong tranh luận. Các Luật sư nội bộ có thể tham khảo để tránh mắc phải những lỗi này trong quá trình hành nghề và thực hiện công việc của mình.
Lỗi ngụy biện “Tấn công cá nhân” (Ad Hominem/ Attack the person)
Đây là kiểu ngụy biện tấn công vào các khía cạnh cá nhân của đối phương tranh luận thay vì tập trung vào vấn đề đang tranh luận. Người mắc lỗi này thường tấn công vào hoàn cảnh, thân phận, cử chỉ, ngôn từ không liên quan tới cách lập luận... của đối phương và dựa vào điều đó để từ đó phủ định ý kiến của họ.
Ví dụ: Khi tranh luận với nhân viên phòng sale về điều khoản hợp đồng mua bán, thay vì đưa ra lập luận, ý kiến dựa trên quy định pháp luật, Luật sư nội bộ lại nói “Gần 40 tuổi mà chưa kết hôn như chị thì biết gì mà cãi em!”. Rõ ràng đây là một lỗi ngụy biện khi Luật sư nội bộ tấn công vào tình trạng hôn nhân của đồng nghiệp (một vấn đề hoàn toàn không liên quan) để bác bỏ ý kiến của họ thay vì đưa ra các phân tích dựa trên khía cạnh pháp lý.
Ví dụ: Khi trao đổi với nhân viên mới của phòng pháp chế (một sinh viên mới ra trường) về điều khoản của quy chế nội bộ, Luật sư nội bộ với nhiều năm kinh nghiệm đã phản bác quan điểm trái chiều của nhân viên mới này bằng câu “Em mới ra trường biết gì về hành nghề luật mà nói?”. Lúc này, Luật sư nội bộ đã mắc phải lỗi ngụy biện tấn công cá nhân khi thay vì đưa ra phản biện về quan điểm của nhân viên mới, thì luật sư lại dùng việc mới ra trường của nhân viên để phản bác (vấn đề mới ra trường không đồng nghĩa với việc quan điểm pháp lý là sai).
Lỗi ngụy biện “Lợi dụng quyền lực” (Ad verecundiam/ Appeal to authority)
Loại ngụy biện này cho rằng vì một người nổi tiếng, có quyền lực trong một lĩnh vực nào đó chắc chắn cũng sẽ giỏi ở các lĩnh vực khác. Lỗi ngụy biện này thường thể hiện ở chỗ người ta đã dựa vào “giá trị” của người phát biểu để thay cho những chứng cứ khách quan, xác đáng.
Ví dụ: Luật sư nội bộ đồng ý với ý tưởng và phương án kinh doanh của Tổng giám đốc vì cho rằng “Sếp đã kinh qua bao nhiêu năm trong nghề, phương án này Sếp cũng đã thực hiện mấy năm trước, nên không có rủi ro gì đâu, cứ tiến hành thôi”. Có thể thấy, Luật sư nội bộ đã đồng ý với ý kiến của Tổng giám đốc vì cho rằng Tổng giám đốc là người có kinh nghiệm, thay vì nghiên cứu quy định của pháp luật và đưa ra phân tích, lập luận về mặt pháp lý nào để đánh giá rủi ro cho công ty.
Lỗi ngụy biện “Bạo lực” (Ad baculum fallacy/ appeal to force fallacy)
Ở lỗi nguỵ biện này, thay vì dùng lý lẽ để phản biện, người nói lại dùng lời ám chỉ, đe dọa để bắt người đối thoại phải đồng ý với ý kiến của mình. Kiểu ngụy biện này thường xuất hiện khi hai người tranh luận ở trong một mối quan hệ bất bình đẳng, chẳng hạn như cấp trên - cấp dưới.
Ví dụ: Khi nhân viên mới của phòng pháp chế đưa ra quan điểm khác với Luật sư nội bộ là trưởng phòng pháp chế về cách tiếp cận vụ việc, Luật sư nội bộ đã nói “Hoặc cậu làm như tôi nói, hoặc nghỉ việc, không thắc mắc nhiều”. Lúc này, thay vì đưa ra lý lẽ để phản biện để tranh luận, Luật sư nội bộ lại lợi dụng quyền lực của mình (là lãnh đạo của phòng) để đe doạ và bác bỏ quan điểm của nhân viên mới.
Lỗi ngụy biện “Đặt nghĩa vụ chứng minh” (Ad Ignorantium/ Burden of Proof)
Trong các cuộc tranh luận, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên đưa ra luận điểm. Lỗi ngụy biện xảy ra khi bên đưa luận điểm áp đặt nghĩa vụ cho bên phản bác chứng minh luận điểm của mình sai thay vì chứng minh mình đúng.
Ví dụ: Hai Luật sư nội bộ cùng đang tranh cãi về một vấn đề pháp lý khi có nhiều cách hiểu khác nhau cho cùng một quy định pháp luật. Thay vì tìm kiếm các văn bản hướng dẫn, án lệ hoặc thực tiễn để chứng minh lập luận của mình là đúng, một luật sư lại nói “Tôi sai ở đâu, có giỏi anh chứng minh tôi sai đi!”.
Lỗi ngụy biện “Dựa vào số đông” (Ad numerum/ Appeal to numbers)
Luật sư nội bộ có thể mắc phải lỗi ngụy biện này khi cho rằng nhiều người cùng làm một việc nghĩa là mình cũng có thể làm việc đó.
Ví dụ: Pháp luật quy định đối với doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài thì phải thực hiện các loại báo cáo lao động nước ngoài định kì, nếu không tuân thủ thì sẽ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, Luật sư nội bộ cho rằng công ty không phải thực hiện do “Có thấy doanh nghiệp nào làm đâu mà mình phải làm, họ không làm cũng chả thấy ai phạt gì”.
Lỗi ngụy biện “Người rơm” (straw man)
Đây là cách ngụy biện khi người nói muốn hạ thấp, bóp méo, suy diễn sai lời phát biểu đối phương đề giành phần lợi cho luận điểm của mình.
Lỗi ngụy biện này thường xuất hiện khi một người muốn hạ thấp, bóp méo lời của người nói để dành phần lợi cho luận điểm của mình. Lỗi này thường được dùng dưới hình thức trích dẫn không chính lời nói của đối thủ, tách lời nói ra khỏi ngữ cảnh để từ đó diễn giải sai ý đối phương. Thông thường, lời nói mà đơn giản hóa tầm thường hoặc phóng đại quá mức lời nói gốc cũng đều có thể trở thành ngụy biện “người rơm”.
Ví dụ: Khi thảo luận, trao đổi với nhân viên phòng sale về điều khoản hợp đồng mua bán, nhân viên sale nói “Theo kinh nghiệm làm sale của chị thì chị nghĩ điều khoản này cũng hợp lý rồi, nhưng mình có thể sửa theo hướng này thì sẽ rõ ràng hơn và thực tế hơn”. Song, thay vì tiếp nhận hoặc phản biện, Luật sư nội bộ lại bóp méo ý kiến của đồng nghiệp “Ý của chị là trình độ của em kém, không có thực tế, chỉ có lý thuyết suông à?”.