Quy định mới về Cho vay Ngang Hàng (P2P Lending) của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Fintech

Quy định mới về Cho vay Ngang Hàng (P2P Lending) của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Lĩnh vực Fintech đang bùng nổ tại Việt Nam nhờ các start-up công nghệ và các tổ chức phi ngân hàng. Những công ty này phát triển các giải pháp sáng tạo cho các ngân hàng và tổ chức tài chính khác, bao gồm cả cho vay ngang hàng, góp phần tạo ra một hệ sinh thái tài chính và công nghệ sôi động. Bài viết này phân tích Dự thảo Nghị định (được lấy ý kiến công chúng từ ngày 4 tháng 3 năm 2024) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) ban hành, quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng (“Dự thảo Nghị định”). Dự thảo Nghị định này đặc biệt nhấn mạnh đến Cho vay ngang hàng (“P2P Lending”), một công nghệ tài chính đang phát triển nhanh chóng nhưng tiềm ẩn rủi ro. 

Dự thảo Nghị định bắt nguồn từ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (ngày 31 tháng 8 năm 2021) nhấn mạnh đến sự cần thiết của các cơ chế thí điểm trong hoạt động cho vay ngang hàng. Điều này phù hợp với chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam, ưu tiên đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Chương trình này nhằm mục đích mở rộng khả năng tiếp cận tài chính bằng cách tận dụng các tiến bộ công nghệ như thanh toán di động và cho vay ngang hàng để đến gần hơn những đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa được ngân hàng phục vụ 

Trước Dự thảo Nghị định, có sáu giải pháp Fintech được đề xuất để thử nghiệm trong chương trình thí điểm4. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định, khi xem xét đến nguồn lực triển khai và rà soát pháp lý, tập trung vào ba giải pháp: Chấm điểm tín dụng (Credit Scoring), Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) và đặc biệt là Cho vay ngang hàng (P2P Lending). P2P Lending là giải pháp cho vay bằng đồng Việt Nam trên nền tảng số được thiết kế và thực hiện dựa trên ứng dụng công nghệ tài chính do công ty cho vay ngang hàng tham gia Cơ chế thử nghiệm cung cấp để kết nối bên đi vay với bên cho vay. Các nền tảng này được cung cấp bởi các công ty Fintech và sử dụng chấm điểm tín dụng để đánh giá rủi ro. Người vay và người cho vay, cả cá nhân và tổ chức, phải có quan hệ hợp đồng và trực tiếp sử dụng giải pháp. 

Dự thảo Nghị định nêu ra các tiêu chí riêng biệt để tham gia Cơ chế thử nghiệm. Các công ty muốn thử nghiệm các giải pháp Chấm điểm tín dụng hoặc Open API sẽ phải đối mặt với các yêu cầu khác so với các công ty cung cấp dịch vụ P2P Lending. Các công ty P2P Lending cần đáp ứng một số điều kiện như tình trạng pháp lý và hoạt động, chuyên môn quản lý và giải pháp đáp ứng đủ điều kiện. Công ty phải là một pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, tình hình tài chính lành mạnh và không tham gia vào các hoạt động bị cấm như kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Người đại diện theo pháp luật và Tổng giám đốc phải có lý lịch tư pháp trong sạch, có bằng đại học trở lên trong các lĩnh vực liên quan (kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, công nghệ thông tin), có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Người này không được giữ các chức vụ quản lý khác trong lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó, giải pháp P2P Lending phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể như đem lại lợi ích, giá trị gia tăng cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, được quản lý rủi ro và được kiểm tra kỹ lưỡng5

Các công ty P2P Lending quan tâm đến việc tham gia Cơ chế thử nghiệm phải nộp hồ sơ đăng ký lên NHNN để xem xét và phê duyệt. Hồ sơ bao gồm các tài liệu xác minh tình trạng pháp lý của công ty, trình độ của ban quản lý và đề án mô tả giải pháp cho vay ngang hàng với các tiêu chí như mô hình, kế hoạch thử nghiệm, quy trình nghiệp vụ, quản lý rủi ro và xác minh khách hàng. Đề án mô tả giải pháp cho vay ngang hàng cũng nêu ra hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống theo dõi và kiểm soát để phản ánh doanh thu và chi phí phát sinh, đồng thời quản lý tài khoản để vận hành suôn sẻ.6 

Với Dự thảo Nghị định này, Việt Nam đang thực hiện một bước thận trọng nhưng tiến bộ hướng tới việc khai thác tiềm năng của Fintech đồng thời giảm thiểu rủi ro, mở đường cho một tương lai tài chính an toàn và toàn diện. 

Great! You’ve successfully signed up.

Welcome back! You've successfully signed in.

You've successfully subscribed to Tập San Luật sư Nội bộ.

Success! Check your email for magic link to sign-in.

Success! Your billing info has been updated.

Your billing was not updated.