Tổng quan về Chỉ số HHI và Phân tích từ Báo cáo Thường niên của Cục Quản lý Cạnh tranh (2021-2023)
1. Hiểu về HHI và Vai trò của nó trong Luật Cạnh tranh tại Việt Nam Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI)
Trong quá trình thi hành bản án của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài để thu hồi công nợ, pháp luật cho phép xử lý “vốn góp” của người phải thi hành án tại các tổ chức kinh tế để thi hành bản án, phán quyết đó. “Vốn góp” trong pháp luật về thi hành án có thể bao gồm phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc cổ phần trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, xử lý phần vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp là một quy trình vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro vì các đặc tính riêng biệt của loại tài sản này. Do đó, cả doanh nghiệp đang thu hồi công nợ thông qua việc thi hành bản án/phán quyết, cũng như doanh nghiệp là người phải thi hành án hoặc có thành viên là người phải thi hành án, cần có những chiến lược quản lý rủi ro cụ thể liên quan đến việc thi hành phần vốn góp, cổ phần nhằm tối đa hóa lợi ích hoặc giảm thiểu tổn thất của doanh nghiệp.
Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp xử lý phần vốn góp, cổ phần đối với người được thi hành án
Một trong những đặc tính khiến phần vốn góp, cổ phần trở thành loại tài sản đặc biệt trong thủ tục thi hành án đó là giá trị của phần vốn góp, cổ phần gắn liền với giá trị của doanh nghiệp được góp vốn. Mặc dù tài sản góp vốn có thể có giá trị cụ thể và xác định, nhưng từ thời điểm góp vốn thành công, quyền sở hữu tài sản đó đã được chuyển giao cho doanh nghiệp và những gì thành viên công ty hay cổ đông sở hữu lúc này là “một phần” của công ty đó. Và giá trị của một công ty thì biến thiên dựa trên tình hình hoạt động, tỉ suất lợi nhuận, tiềm lực phát triển, tổng giá trị tài sản vô hình và hữu hình, tổng giá trị các khoản vay, nợ, v.v… Có thể thấy, việc định giá phần vốn góp, cổ phần của người phải thi hành án trong thủ tục thi hành án không khác gì việc thẩm định và định giá doanh nghiệp trong các thương vụ mua bán, sáp nhập. Trong khi đó, thủ tục định giá công ty không chỉ đòi hỏi kiến thức pháp lý mà còn cần phải xem xét dưới góc độ tài chính, thương mại, điều mà không phải bất kỳ chấp hành viên nào cũng được trang bị sẵn sàng. Cộng thêm độ phức tạp về thủ tục cũng như rủi ro về tính chính xác của thông tin, phần vốn góp, cổ phần thường không được chấp hành viên ưu tiên xử lý để thi hành án trên thực tế. Ngoài ra, một rủi ro khác mà người được thi hành án còn phải đối mặt đó là không thể tìm được người mua tiềm năng đối với phần vốn góp, cổ phần được bán đấu giá. Với vị thế một nhà đầu tư đang tìm kiếm khoản đầu tư sinh lợi, thì phần vốn góp, cổ phần được bán thông qua đấu giá quá rủi ro vì thiếu hụt thông tin cũng như quyền kiểm soát sau giao dịch.
Tuy nhiên, trong trường hợp người phải thi hành án có cổ phần tại công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, việc xác định giá trị cổ phần sẽ không còn là một vấn đề. Lúc này, giá cổ phần có thể được xác định bằng giá thị trường trong phiên giao dịch và việc xử lý tài sản cũng sẽ đơn giản hơn nhiều. Bên cạnh đó, bất kể những hạn chế trên, doanh nghiệp đang thu hồi công nợ hoàn toàn có thể xem xét phương án xử lý phần vốn góp, cổ phần của người phải thi hành án nếu công ty mục tiêu là điều mà doanh nghiệp đó đang hướng đến. Các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận để người được thi hành án nhận phần vốn góp, cổ phần đó thay cho việc thi hành án; hoặc theo quy định tại Điều 104.2 Luật Thi hành án dân sự, sửa đổi, bổ sung năm 2014, người được thi hành án có quyền nhận phần vốn góp, cổ phần thay cho việc thi hành án từ sau lần giảm giá thứ hai trở đi mà vẫn đấu giá không thành. Bằng cách này, người được thi hành án hoàn toàn có khả năng nhận phần vốn góp, cổ phần với giá thấp hơn giá thị trường nhiều lần.
Rủi ro mà người phải thi hành án hoặc doanh nghiệp có thành viên, cổ đông là người phải thi hành án phải đối mặt
Ngay từ bước kê biên phần vốn góp, cổ phần của người phải thi hành án, doanh nghiệp đã có khả năng phải đối diện với một số rủi ro về mặt pháp lý như: phát sinh tranh chấp nội bộ do không xác định được tỷ lệ góp vốn giữa các thành viên, rò rỉ bí mật kinh doanh, v.v… Ngoài ra, việc định giá phần vốn góp, cổ phần thông qua thủ tục thi hành án còn có khả năng làm giảm giá trị của công ty. Để giảm thiểu các rủi ro trên, doanh nghiệp có thể tự tiến hành định giá để chủ động cung cấp cơ sở cho các bên thỏa thuận về giá trị phần vốn góp, cổ phần mà không cần thông qua thủ tục định giá trong thi hành án. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp có thành viên, cổ đông là người phải thi hành án, doanh nghiệp không có quyền tham gia trực tiếp vào quá trình thỏa thuận giá tài sản thi hành án do không phải là đương sự trong vụ việc, cho nên việc tự định giá này chỉ có giá trị tham khảo và cần được các đương sự đồng ý.
Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, việc phần vốn góp trong công ty bị đem ra bán đấu giá sẽ làm cho công ty mất quyền kiểm soát thành viên công ty. Cụ thể, Điều 38.3 Luật Đấu giá 2016 minh thị: “ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan, người có tài sản đấu giá […] không được đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá”. Điều này đồng nghĩa với việc khi phần vốn góp của một thành viên bị đưa ra bán đấu giá, doanh nghiệp sẽ không được quyền lựa chọn hoặc hạn chế tổ chức, cá nhân nào sẽ mua lại phần vốn góp này. Thủ tục bán đấu giá cũng không bị hạn chế bởi quy định ưu tiên chào bán cho thành viên hiện hữu được quy định tại Luật Doanh nghiệp. Do đó, để chủ động ngăn chặn tổ chức, cá nhân khác trở thành thành viên công ty không như ý muốn, trong giai đoạn tự nguyện thi hành án, các thành viên khác trong doanh nghiệp nên hỗ trợ người phải thi hành án bằng cách tự mình mua lại hoặc tìm người (cá nhân hoặc tổ chức) mua lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của người phải thi hành án, hoặc cấp cho người phải thi hành án một khoản vay, để người phải thi hành án có đủ khả năng thi hành án mà không ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Cần lưu ý, đối với phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020, việc chào bán phải tuân thủ thứ tự ưu tiên:
Kiến nghị cho các luật sư nội bộ
Càng về sau trong quá trình thi hành án đối với phần vốn góp, cổ phần, kể cả doanh nghiệp đang thu hồi công nợ hay doanh nghiệp là người phải thi hành, doanh nghiệp có thành viên, cổ đông là người phải thi hành án càng mất quyền chủ động đối với quy trình và càng phải đối mặt với nhiều rủi ro nằm ngoài phạm vi kiểm soát của mình. Vì vậy, các luật sư nội bộ cần thường xuyên theo dõi, rà soát các khoản công nợ của công ty, của thành viên hoặc cổ đông lớn của công ty; trong trường hợp tham gia thủ tục thi hành án đối với phần vốn góp, cổ phần, cần chủ động xây dựng kế hoạch hành động phù hợp để hạn chế thấp nhất rủi ro cho doanh nghiệp và tối đa hóa lợi ích đạt được.