Tổng quan về Chỉ số HHI và Phân tích từ Báo cáo Thường niên của Cục Quản lý Cạnh tranh (2021-2023)
1. Hiểu về HHI và Vai trò của nó trong Luật Cạnh tranh tại Việt Nam Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI)
Vi phạm hợp đồng thương mại là một hiện tượng khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra gánh nặng đe dọa sự lành mạnh và an toàn về tài chính của bên bị vi phạm nếu những “khoản nợ” phát sinh từ đó không được thu hồi. Vậy, đâu là phương án “đòi nợ” tối ưu nhất cho doanh nghiệp?
Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, sau đây chúng tôi xin phân tích một số khía cạnh liên quan đến thu hồi các “khoản nợ” phát sinh từ hợp đồng thương mại, qua đó hy vọng các luật sư nội bộ có thể tham khảo và áp dụng vào doanh nghiệp của minh theo từng hoàn cảnh vụ việc cụ thể. Về bản chất, hợp đồng thương mại mà các bên xác lập là hợp đồng song vụ, về cơ bản một bên có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ, bên còn lại có nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận. Khi một hoặc hai bên vi phạm nghĩa vụ của mình và không khắc phục được thì phát sinh “khoản nợ” phải thu hồi. “Khoản nợ” phát sinh do vi phạm hợp đồng thương mại có thể bao gồm một hoặc tất cả các khoản sau:
1. Khoản nợ chính: phát sinh do bên vi phạm không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thương mại.
2. Khoản phạt vi phạm: phát sinh khi các bên có thỏa thuận về việc một bên phải chịu phạt do vi phạm một nghĩa vụ bất kỳ theo hợp đồng 1 .
3. Khoản bồi thường thiệt hại: bao gồm
(i) giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi vi phạm và (ii) khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm 2.
4. Khoản tiền đặt cọc và tiền phạt có liên quan
Thực tiễn cho thấy, một số doanh nghiệp sẽ cố gắng “đòi nợ” thông qua luật sư nội bộ, kế toán, v.v theo những cách thức thông thường (như gửi email, thư nhắc nợ, v.v) tuy nhiên, hiệu quả không cao.
Vậy, đâu mới là phương án “đòi nợ” tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp? Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến năm loại biện pháp phổ biến, được biến đến và dùng để thu hồi nợ.
1. Đàm phán, thương lượng
Là việc các bên có tranh chấp tự thỏa thuận với nhau về cách thức giải quyết các “khoản nợ” 3 . Chiến lược đàm phán là yếu tố quyết định sự thành công của các bên. Để đàm phán thành công, các bên cần có nhượng bộ và trong chừng mực nào đó, chấp nhận 1 phần thiệt hại về mình. Về nguyên tắc, các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo kết quả đàm phán.
2. Hòa giải thương mại
Là thủ tục giải quyết tranh chấp mới, được quy định cụ thể tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hòa giải thương mại. Các bên sẽ tiến hành hòa giải thông qua một bên thứ ba trung lập (như Trung tâm Hòa giải Việt Nam thuộc VIAC). Kết quả hòa giải có thể được công nhận bởi Tòa án theo thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án 4.
3. Khởi kiện để thu hồi nợ theo quy trình tố tụng
Sau khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng thương mại, nếu các bên không thể thống nhất với nhau về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên thì khi đó, sự can thiệp từ cơ quan tài phán là điều mà doanh nghiệp cần nghĩ tới
(i) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền Đây là phương án truyền thống thường được các doanh nghiệp lựa chọn. Dù vẫn có những hạn chế nhất định về trình tự, thủ tục, thời gian xét xử… nhưng bản án và quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc các bên phải thực thi.
(ii) Khởi kiện tại Trọng tài thương mại theo thỏa thuận giữa các bên Biện pháp này có ưu điểm lớn vì thời gian giải quyết nhanh, thủ tục ít phức tạp hơn giải quyết tại Tòa, thông tin được bảo mật và phán quyết Trọng tài có tính chung thẩm nhưng phí trọng tài thường rất cao và cũng có thể bị khiếu nại, hủy tại tòa án vì vi phạm thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, trường hợp bị hủy không nhiều
Sau khi có bản án hoặc quyết định của Tòa hay phán quyết Trọng tài thương mại thì “doanh nghiệp có nợ phải đòi” chỉ yên tâm khi khoản tiền cần thu hồi đã về đến “túi”, vì phán quyết Trọng tài có thể bị hủy và bản án hoặc quyết định của Tòa có thể bị hủy, sửa 5. Mặt khác, việc tổ chức thi hành phán quyết Trọng tài hay bản án hoặc quyết định của Tòa rất phức tạp 6, tồn tại nhiều khó khăn gây trở ngại cho tiến độ, kết quả thi hành án như:
“Bên nợ” cố tình cung cấp thông tin sai lệch gây bất lợi cho công tác xác minh, kê biên tài sản.
“Bên nợ” chống đối, không giao tài sản thi hành án.
“Bên nợ” có liên quan đến tín dụng ngân hàng mất khả năng thanh toán các khoản tiền vay, cố tình thay đổi hiện trạng tài sản thế chấp, cản trở việc xác minh điều kiện thi hành án, định giá tài sản, bán đấu giá tài sản.
“Bên nợ” cố tình khiếu nại, tố cáo gây cản trở việc tổ chức thi hành án.
“Bên nợ” thực tế không có tài sản để thi hành, đã mượn địa chỉ thành lập công ty sau đó bỏ địa chỉ kinh doanh… gây khó khăn cho quá trình thi hành án
Do đó, nếu thuộc trường hợp phải đưa tranh chấp ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại, “doanh nghiệp có nợ phải đòi” nên tìm đến một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý có uy tín để được tư vấn chiến lược thu hồi nợ hiệu quả, tránh được các rủi ro của việc thi hành án trên thực tế.
4. Các biện pháp khác
- Tố giác bên không thanh toán khoản nợ Trong một số vụ việc nhất định, bên đòi nợ có thể cân nhắc đến phương án tố cáo hành vi vi phạm của đối tác nếu hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm. Đây không phải là biện pháp có tính khả thi cao nhưng cũng là một cách gây áp lực cho bên vi phạm hợp đồng.
- Thu hồi nợ thông qua việc mua bán nợ Đối với doanh nghiệp, bán khoản nợ phải thu đồng nghĩa với việc bán tài sản nên quyết định này cần căn cứ vào Điều lệ, Quy chế nội bộ, Luật doanh nghiệp… để xác định thẩm quyền. Đây cũng là một biện pháp thu hồi nợ phức tạp, chúng tôi khuyến nghị doanh nghiệp nên hợp tác với một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý có uy tín để được tư vấn thực hiện.
- Yêu cầu mở thủ tục phá sản Là yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với bên nợ để có cơ sở xác định bên nợ đang mất khả năng thanh toán, qua đó tạo sự ưu tiên trong việc thu hồi khoản nợ.
Biện pháp này chỉ được thực hiện được khi chứng minh, bên nợ không còn có khả năng thanh toán được nợ. Thường nên thực hiện ở giai đoạn thi hành án, khi cơ quan thi hành án thông báo bên nợ không còn có khả năng trả nợ. Biện pháp này nhằm gây sức ép trả nợ cho người điều hành doanh nghiệp và cổ đông, người góp vốn của doanh nghiệp đó
Hiểu về khả năng tài chính và thiện chí trả nợ của đối tác là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xác định biện pháp thu hồi nợ phù hợp. Để quá trình thu hồi nợ ít gặp trở ngại và bảo toàn được tối đa giá trị của “khoản nợ” cần thu về, chúng tôi khuyến nghị quý doanh nghiệp
Hãy tìm hiểu quá trình hoạt động, hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng tài chính của đối tác trước khi giao kết hợp đồng thương mại.
Hãy quản lý tốt hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại, các hồ sơ thanh toán (hóa đơn, thư đề nghị thanh toán, biên bản, thỏa thuận xác nhận công nợ…).
Hãy hợp tác với một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín để được tư vấn về các biện pháp thu hồi nợ ngay từ khi phát sinh khoản nợ, qua đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ pháp lý nhằm thu hồi nợ nhanh chóng, đạt được kết quả thực tế.
Hy vọng các thông tin chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ được phần nào các vướng mắc, khó khăn liên quan đến hoạt động thu hồi các khoản nợ do vi phạm hợp đồng thương mại, từ đó có chiến lược thu hồi nợ hiệu quả
______________
Tham khảo
1.Luật thương mại 2005 - Điều 301 Điều 301. Phạt vi phạm Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này. 2 Luật thương mại 2005 - Điều 302 Điều 302. Bồi thường thiệt hại 1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
3 Bộ luật Dân sự 2015 - Điều 3 Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
4 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2017 về Hòa giải thương mại Điều 16. Công nhận kết quả hòa giải thành Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
5 Luật Trọng tài thương mại 2010 Chương XI. Hủy phán quyết Trọng tài. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 309. Sửa bản án sơ thẩm Điều 310. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm
6 Quyết định số 273/QĐ-TCTHADS ngày 22/02/2017 của Tổng cục Thi hành án dân sự về Quy trình Tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan Thi hành án dân sự