Tuân thủ hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới, kho ứng dụng, trò chơi và mạng xã hội theo Nghị định mới

Tuân thủ hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới, kho ứng dụng, trò chơi và mạng xã hội theo Nghị định mới

Tuân thủ hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới, kho ứng dụng, trò chơi và mạng xã hội theo Nghị định mới

Theo quy định của Nghị định số 147/2024/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2024 (“Nghị định 147”) thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới, kho ứng dụng, trò chơi và mạng xã hội cần tuân thủ quy định về giấy phép, chế độ báo cáo và các quy định khác như sau:

Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin xuyên biên giới cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam có (a) thuê không gian lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu hoặc (b) tiếp nhận tổng số lượt truy cập hàng tháng từ Việt Nam là 100.000 lượt trở lên trong sáu tháng liên tục phải tuân thủ các quy định sau:

  • Thông báo thông tin liên hệ cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
  • Kiểm tra, giám sát, ngăn chặn và loại bỏ thông tin, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật theo quy định có liên quan khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền. Việc ngăn chặn và gỡ bỏ phải được thực hiện chậm nhất là 24 giờ kể từ khi được yêu cầu;
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác về nội dung với các cơ quan báo chí Việt Nam;
  • Lưu trữ thông tin người sử dụng dịch vụ và cung cấp thông tin đó cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em;
  • Có công cụ bằng phương tiện điện tử để tiếp nhận khiếu nại và thực hiện xử lý khiếu nại trong thời hạn quy định;
  • Cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quét nội dung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan có thẩm quyền.

Văn phòng đại diện hoặc công ty con tại Việt Nam (nếu có) của đơn vị nước ngoài có trách nhiệm hợp tác với cơ quan có thẩm quyền để xử lý nội dung, dịch vụ và ứng dụng bất hợp pháp được cung cấp xuyên biên giới cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.

Mạng xã hội nước ngoài được xem là dịch vụ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Do đó, bên cạnh việc tuân thủ các quy định về cung cấp thông tin xuyên biên giới nói chung, việc quản lý mạng xã hội còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Thực hiện xác thực tài khoản của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Bảo đảm chỉ những tài khoản đã được xác thực mới được đăng tải thông tin và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội;
  • Thực hiện xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số định danh cá nhân và thông báo thông tin liên hệ cho Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi sử dụng tính năng livestream hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức;
  • Khóa tạm thời hoặc khóa vĩnh viễn các tài khoản người dùng, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng và kênh nội dung thường xuyên cung cấp nội dung vi phạm pháp luật. Việc khóa tạm thời phải được thực hiện chậm nhất là 24 giờ kể từ khi được yêu cầu;
  • Tuân thủ các quy định về dịch vụ phát thanh và truyền hình trả tiền nếu trực tiếp cung cấp các dịch vụ này cho người dùng;
  • Xác thực và gắn biểu tượng đã xác thực cho các tài khoản, trang và kênh của các cơ quan nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp có pháp nhân tại Việt Nam và những người có ảnh hưởng, theo yêu cầu của họ.

Đơn vị nước ngoài cung cấp kho ứng dụng xuyên biên giới vào Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Gỡ bỏ các ứng dụng vi phạm pháp luật khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền;
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh toán của Việt Nam;
  • Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người chơi tại Việt Nam cung cấp các giấy phép có liên quan trước khi đăng tải trò chơi điện tử lên kho ứng dụng.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam, gồm cả việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

So với quy định cũ, Nghị định 147 đã bổ sung phân loại trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 16 tuổi trở lên (16+). Việc phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi là một trong các nội dung được thẩm định. Kết quả phân loại phải được hiển thị rõ nét để người chơi có thể nhận biết được.

Bên cạnh việc phân loại theo độ tuổi, trò chơi điện tử còn được phân loại thành G1/G2/G3/G4 tùy thuộc vào sự tương tác giữa người chơi và hệ thống máy chủ trò chơi:

  • Đối với trò chơi điện tử G1: Doanh nghiệp được phép phát hành khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng và Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng.
  • Đối với trò chơi điện tử G2, G3, G4: Doanh nghiệp được phép phát hành khi có Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng và Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng.

Có thể thấy rằng, việc ban hành Nghị định 147 là một nỗ lực đáng kể của Chính phủ trong việc thiết lập cơ chế quản lý cho dịch vụ xuyên biên giới do tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp tại Việt Nam. Đồng thời, Nghị định này có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm bảo vệ an toàn thông tin và an ninh mạng trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.

Tác giả:

Liễu Phan: LS Thành viên Cao cấp, Dentons Luật Việt

Khải Đặng: LS Cộng sự Sơ cấp, Dentons Luật Việt

Great! You’ve successfully signed up.

Welcome back! You've successfully signed in.

You've successfully subscribed to Tập San Luật sư Nội bộ.

Success! Check your email for magic link to sign-in.

Success! Your billing info has been updated.

Your billing was not updated.