Tổng quan về Chỉ số HHI và Phân tích từ Báo cáo Thường niên của Cục Quản lý Cạnh tranh (2021-2023)
1. Hiểu về HHI và Vai trò của nó trong Luật Cạnh tranh tại Việt Nam Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI)
Mua bán & Sáp nhập (M&A) là một hoạt động ngày càng phổ biến đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tham gia vào quá trình M&A, rất nhiều luật sư nội bộ ở các phòng pháp chế doanh nghiệp gặp lúng túng với các quy trình, đặc biệt là quy định về luật cạnh tranh; dẫn đến quá trình M&A diễn ra không thành công như kế hoạch.
Thị trường cho hoạt động Mua bán và Sáp nhập (Merger and Acquisition - M&A) tại Việt Nam
Thị trường cho hoạt động mua bán và sáp nhập (Merger and Acquisition - M&A) tại Việt Nam được đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng để tạo ra những cơ hội mới.
Năm 2023 (và cả những năm tiếp theo), các chuyên gia dự đoán tình hình hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có những sự tăng trưởng trở lại nhất định sau một năm 2022 tương đối ảm đạm (năm 2022 chỉ ghi nhận giá trị của hoạt động M&A gần 6 tỷ đô la Mỹ, giảm khoảng 30% so với năm 2021). Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe, logistics và giáo dục, đồng thời mở rộng cơ sở sản xuất, mở rộng thị phần và khai thác lực lượng lao động có trình độ, cũng như phát triển các tệp khách hàng.
Luật cạnh tranh và hoạt động M&A
Đi kèm với sự hồi phục của hoạt động M&A là những quy định có liên quan mà các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động mua bán và sáp nhập cần phải tuân thủ, một trong số đó là quy định về cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 (Luật Cạnh tranh 2018). Theo đó, hoạt động M&A nói riêng và tập trung kinh tế (TTKT) nói chung (bao gồm sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp) sẽ bị cấm nếu gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
Đây chính là “sân khấu” mà các luật sư nội bộ cần phải thể hiện vai trò của mình là “đạo diễn” để tránh cho doanh nghiệp của mình rơi vào tình huống vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Hiện nay, luật sư nội bộ thường được biết đến với vai trò là cố vấn pháp lý cho doanh nghiệp để xử lý các vấn đề như lao động, hợp đồng… Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động TTKT, đơn cử như mua cổ phần của một doanh nghiệp khác, một số luật sư nội bộ thưởng chỉ quan tâm đến rà soát hợp đồng hay tuân thủ thủ tục về đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp. Các vấn đề liên quan đến cạnh tranh thường bị bỏ qua hoặc thậm chí không được biết đến, dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp của mình rơi vào tình huống vi phạm pháp luật về cạnh tranh và đối mặt với các biện pháp xử lý vi phạm hành chính (gồm phạt tiền, phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả).
Nội dung lưu ý cụ thể
Cụ thể, các doanh nghiệp dự định tham gia TTKT phải nộp hồ sơ thông báo TTKT đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Vietnam Competition Commission – VCC) nếu thuộc ngưỡng thông báo TTKT. Có 04 ngưỡng thông báo như sau:
STT |
Các trường hợp |
Ngưỡng thông báo |
1. |
Tổng tài sản trên
thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh
nghiệp đó là thành viên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện
TTKT. |
≥ 3.000 tỷ đồng |
2. |
Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào
trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm
doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên trong năm tài chính liền
kề trước năm dự kiến thực hiện TTKT. |
≥ 3.000 tỷ đồng |
3. |
Giá trị giao dịch của
TTKT. |
≥ 1.000 tỷ đồng |
4. |
Thị phần kết hợp của
các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan
trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện TTKT. |
≥ 20% |
Phạm vi công việc cần thực hiện của luật sư nội bộ liên quan đến luật cạnh tranh khi tham gia hoạt động M&A
Khi doanh nghiệp của mình tham gia TTKT, luật sư nội bộ cần phải đặc biệt lưu ý đến các ngưỡng thông báo trên. Luật sư nội bộ cần thu thập thông tin, tài liệu từ chính doanh nghiệp của mình (các phòng, ban như kế toán, tài chính, xuất nhập khẩu) để có thể xác định được liệu rằng doanh nghiệp của mình có rơi vào các trường hợp đạt ngưỡng như trên hay không.
Không chỉ trong phạm vi doanh nghiệp của mình, luật sư nội bộ còn cần phải làm việc, trao đổi với luật sư nội bộ hoặc phòng, ban có liên quan của doanh nghiệp còn lại trong thương vụ TTKT để xác định vấn đề tương tự. Vì ngưỡng thông báo TTKT đặt ra không chỉ với 1 doanh nghiệp mà còn tất cả các doanh nghiệp tham gia thương vụ TTKT.
Luật sư nội bộ cần kiểm tra chính xác các thông tin, số liệu được cung cấp để giúp cho nghĩa vụ thông báo TTKT (nếu có) được tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ. Những hành vi như cố tình bỏ qua các ngưỡng thông báo hay cung cấp sai số liệu đều sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải rắc rối pháp lý không hề nhỏ trong trường hợp bị VCC phát hiện và xử lý (dù trên thực tế chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào bị xử phạt do vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT).
Luật sư nội bộ cần có thái độ nghiêm túc đối với việc tuân thủ nghĩa vụ thông báo TTKT nói riêng và pháp luật về cạnh tranh nói chung để có thể đảm nhận và hoàn thành tốt vai trò của mình, giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro do vi phạm các quy định về cạnh tranh, mang lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả thị trường, ngành, lĩnh vực nhất định; cho người tiêu dùng và góp phần vào sự phát triển kinh tế của quốc gia.